Vàng son trên kiệu xưa ( Báu vật vô giá của đình làng)

Vàng son trên kiệu xưa ( Báu vật vô giá của đình làng)

Vàng son trên kiệu xưa ( Báu vật vô giá của đình làng)

09:08 - 30/03/2022

Vàng son trên kiệu xưa

Trong tín ngưỡng dân gian, đình làng là “ngôi nhà chung”, là kiến trúc nổi bật của làng. Đình càng bề thế, càng to đẹp, càng nhiều mảng chạm trang trí, điêu khắc tinh tế, công phu, càng thể hiện rõ sự phồn vinh chen trong niềm tự hào của cư dân bản địa.

LỄ DÂNG HƯƠNG CÁC BẬC TIÊN THÁNH, TIÊN HIỀN, DANH NHÂN KHOA BẢNG VÀ TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ "THI ĐÌNH THỜI LÊ - ĐỈNH CAO KHOA CỬ VIỆT NAM"
LỄ DÂNG HƯƠNG CỦA PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN
CHIẾC ÁO - KỶ VẬT CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
TRẢI NGHIỆM VĂN NGHỆ DÂN GIAN TẠI VĂN MIẾU TỈNH VĨNH PHÚC
TRIỂN LÃM CHUYÊN ĐỀ VĨNH PHÚC LÀM THEO LỜI BÁC
Vàng son trên kiệu xưa
 
Trong tín ngưỡng dân gian, đình làng là “ngôi nhà chung”, là kiến trúc nổi bật của làng. Đình càng bề thế, càng to đẹp, càng nhiều mảng chạm trang trí, điêu khắc tinh tế, công phu, càng thể hiện rõ sự phồn vinh chen trong niềm tự hào của cư dân bản địa.
Mỗi đình làng, cũng sở hữu những “báu vật” vô giá khác, ấy là cỗ kiệu với các loại từ 4 người khiêng như kiệu Long Đình, kiệu song hành, kiệu văn, kiệu võng… đến kiệu Bát Cống (8 người khiêng), nhiều hơn có kiệu Thập Lục Cống (16 người khiêng)… dành phục vụ phần “lễ” trong những dịp trọng đại của làng.
Bởi gắn với tính thiêng của các vị thần linh (thành hoàng làng, tiên thánh…), chưa kể đến giá trị vật chất, các cỗ kiệu luôn được các thợ nghề chế tác bằng cả tinh thần, niềm tin và lòng sùng kính… Nhìn vào số lượng cỗ kiệu của làng, cùng những chi tiết trang trí càng cầu kỳ, tinh xảo, có thể đoán biết ngay sự hưng vượng của làng ấy. Cỗ kiệu, là nơi thần – thánh ngự, thế nên được người làng cực kỳ coi trọng, chăm chút, thể hiện trên đó tất cả những gì giá trị nhất, tinh hoa nhất bằng cả tài nghệ, vật chất và tinh thần.
Có thể lấy chiếc kiệu Bát Cống (còn gọi kiệu thần, do loại kiệu này dùng để thánh ngự hoặc đặt thần vị trong lễ rước) ở đình Thượng, Thường Tín làm ví dụ. Kiệu có niên đại vào thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17 – 18), tương đồng với thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của kỹ thuật chạm khắc, trang trí kiến trúc đình làng Việt. Trong số những kiệu Bát Cống cùng niên đại, cỗ kiệu ở đình Thượng xứng là một tác phẩm đỉnh cao về nghệ thuật chế tác, trang trí, sơn thếp.
Điểm nhấn nổi bật của cỗ kiệu, theo kiểu thức quen thuộc, chính là phần bành kiệu, với hình tượng rồng được chạm nổi, thể hiện sự uy phong vốn dĩ của rồng, phía dưới là đôi Kỳ Lân chầu vào hình tượng rùa nấp dưới lá sen đầy duyên dáng. Hình tượng chim phượng ở cỗ kiệu này cũng được thể hiện với những nét chạm tôn vẻ đài các, sang quý của phượng… Tổng thể trang trí trên kiệu tạo thành bộ tứ linh Long – Lân – Quy – Phượng, với sắp đặt rất đăng đối, hài hòa, kết hợp cùng các cặp rồng chầu, hổ phù, những đường vân mây, đao lửa, thủy ba… mềm mại, nuột nà, tôn lên vẻ đẹp độc đáo của tổng thể cỗ kiệu.
Đầu các bộ đòn dọc, đòn ngang, đòn khiêng đều được hóa rồng để nâng đỡ bành kiệu. Tất cả hình tượng rồng trên bộ đòn kiệu cũng mang kỹ thuật chạm khắc trên gỗ cực kỳ điêu luyện, tinh xảo, biến công năng bộ đòn trở thành những con rồng đầy sống động, thiêng hóa, như đang nâng bay cả bành kiệu lên thiên không cùng chư thánh – chư thần.
Đã qua hàng trăm năm tồn tại, nét chạm trổ, cùng vàng son trên kiệu xưa ở đình Thượng vẫn nguyên vẹn, để hậu thế hôm nay càng chiêm ngưỡng, càng thêm cảm phục tài nghệ phi diệu của người thợ thủ công xưa.
Trương Việt Anh.
Ảnh : Hiếu Trần