Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc: Nơi tiếp nối truyền thống quá khứ, hiện tại và tương lai

Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc: Nơi tiếp nối truyền thống quá khứ, hiện tại và tương lai

Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc: Nơi tiếp nối truyền thống quá khứ, hiện tại và tương lai

10:43 - 25/02/2022

Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc: Nơi tiếp nối truyền thống quá khứ, hiện tại và tương lai

LỄ DÂNG HƯƠNG CỦA ĐOÀN ĐẠI BIỂU HỌC SINH, SINH VIÊN DTTS TIÊU BIỂU XUẤT SẮC NĂM HỌC 2023-2024
LỄ KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN MỚI TẠI CHI BỘ BẢO TÀNG TỈNH VĨNH PHÚC
NGÀY 10/10/1954-MỐC SON RỰC RỠ TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ CỦA DÂN TỘC
LỄ DÂNG HƯƠNG CÁC BẬC TIÊN THÁNH, TIÊN HIỀN, DANH NHÂN KHOA BẢNG VÀ TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ "THI ĐÌNH THỜI LÊ - ĐỈNH CAO KHOA CỬ VIỆT NAM"
LỄ DÂNG HƯƠNG CỦA PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN

Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc: Nơi tiếp nối truyền thống quá khứ, hiện tại và tương lai

Trong không khí của mùa Xuân, mỗi người đều có một hành trình đi du Xuân riêng, song một địa chỉ vô cùng ý nghĩa mà nhiều người không thể bỏ qua – đó chính là Văn Miếu tỉnh.

Trong không khí của mùa Xuân, mỗi người đều có một hành trình đi du Xuân riêng, song một địa chỉ vô cùng ý nghĩa mà nhiều người không thể bỏ qua – đó chính là Văn Miếu tỉnh.

Văn Miếu tỉnh – là công trình văn hóa tiêu biểu nhất trong những năm trở lại đây, có tính thẩm mỹ cao cùng kiến trúc độc đáo. Kể từ khi hoàn thành xây dựng đến nay đã tròn 5 mùa Xuân.

Văn Miếu tỉnh – “Địa chỉ đỏ” giáo dục lịch sử, truyền thống hiếu học.

Ảnh: Khánh Linh

Hằng năm, vào dịp đầu Xuân thường diễn ra hoạt động dâng hương tưởng nhớ các bậc tiên thánh, tiên hiền, danh nhân khoa bảng, lễ báo công; là không gian thích hợp để tổ chức các hoạt động tặng chữ đầu Xuân, Hội Báo Xuân…

Giờ đây, Văn Miếu tỉnh là địa chỉ không thể bỏ qua khi giới thiệu về các điểm đến của Vĩnh Phúc. Hằng năm, đón hàng chục nghìn du khách đến dâng hương, tham quan, tìm hiểu; là địa chỉ đỏ giáo dục về truyền thống văn hiến, khoa bảng của tỉnh…

Trong lịch sử phát triển của dân tộc, Vĩnh Phúc nằm ở chính trung tâm của vùng đồng bằng Bắc Bộ, một phần của xứ Đoài – 1 trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long. Vĩnh Phúc được coi là vùng đất của “anh hùng góp mặt, khoa bảng đề danh”.

Trong lịch sử phát triển Nho học và khoa bảng Việt Nam, Vĩnh Phúc luôn là một trung tâm Nho học của cả nước. Từ khoa thi đầu tiên triều Lý (năm 1079) đến khoa thi cuối cùng năm 1919 triều Nguyễn, Vĩnh Phúc có 86 tiến sĩ được ghi tên vào bia vàng. Ngoài ra, còn có hàng nghìn nho sinh ưu tú thi đỗ Trung khoa và tiểu Đăng khoa.

Vĩnh Phúc có cả một thế thống Văn miếu, Văn từ, Văn chỉ cùng hệ thống các “Làng tiến sĩ” nổi danh, những dòng họ “Kế thế đăng khoa” và nhiều “Gia đình khoa bảng”.

Điều này minh chứng cho sự phát triển rực rỡ của nền khoa bảng Vĩnh Phúc từ ngàn xưa trong quá trình phát triển văn hiến nước nhà. Một Văn Miếu trong quá khứ và hiện tại để vinh danh những người khoa bảng, thành đạt là một việc làm rất có ý nghĩa.

Toàn cảnh Văn Miếu tỉnh. Ảnh: Khánh Linh

Đáng mừng thay, cho đến tận ngày nay, truyền thống văn hiến, giáo dục ấy vẫn được các thế hệ gìn giữ, phát huy, minh chứng là thành tích giáo dục Vĩnh Phúc luôn trong top đầu cả nước, học sinh, sinh viên Vĩnh Phúc đạt thành tích cao trong các cuộc thi quốc gia và quốc tế.

Đặc biệt, chỉ tính từ năm 1998 đến nay, học sinh Vĩnh Phúc đã đạt được 1.405 giải học sinh giỏi cấp quốc gia, trong đó có 73 giải Nhất quốc gia; 33 giải khu vực và quốc tế, trong đó có 3 Huy chương Vàng, 7 Huy chương Bạc, 15 Huy chương Đồng và 8 Bằng khen.

Điều này có được ngoài sự cố gắng của bản thân mỗi cá nhân thì có một phần không nhỏ là do được sống, học tập trong một môi trường khoa bảng dày dặn nghìn năm của tỉnh nhà, được giáo dục truyền thống văn hiến của các bậc tiền nhân, của thế hệ đi trước, từ đó hun đúc ý chí, khát vọng vươn lên của mỗi em học sinh, sinh viên tỉnh nhà.

Kinh tế chúng ta có thể xây dựng trong 5 năm, 10 năm, 20 năm, nhưng những gì thuộc về văn hoá thì cả một thế kỷ, một thiên niên kỷ chúng ta mới có thể hình thành. Vậy nên, một công trình như Văn Miếu tỉnh có giá trị cực kỳ to lớn, không thể đong đếm bằng vật chất khi nó còn có giá trị trong rất nhiều năm sau đó, giúp cho thế hệ trẻ hôm nay và mãi mai về sau hiểu và tự hào về truyền thống văn hiến khoa bảng.

Một danh nhân Pháp từng nói “Văn hóa là những gì còn lại sau khi người ta đã quên đi tất cả” và đặc biệt khi mới đây “Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ II” được tổ chức một lần nữa khẳng định vai trò của văn hóa (trong đó bao hàm cả truyền thống văn hiến, khoa bảng) đối với sự phát triển, trường tồn của đất nước, đối với mỗi địa phương và trong đời sống của mỗi chúng ta.

Khắc Trí

Nguồn:

http://m.baovinhphuc.com.vn/xa-hoi/74015/van-mieu-tinh-noi-tiep-noi-truyen-thong-qua-khu-hien-tai-va-tuong-lai.html