TRƯNG BÀY VĨNH PHÚC – QUÊ HƯƠNG NGƯỜI VIỆT CỔ TẠI BẢO TÀNG TỈNH

TRƯNG BÀY VĨNH PHÚC – QUÊ HƯƠNG NGƯỜI VIỆT CỔ  TẠI BẢO TÀNG TỈNH

TRƯNG BÀY VĨNH PHÚC – QUÊ HƯƠNG NGƯỜI VIỆT CỔ TẠI BẢO TÀNG TỈNH

10:52 - 24/11/2021

Nằm ở đỉnh tam giác Châu thổ Sông Hồng, phía Bắc thủ đô Hà Nội, là cầu nối giữa các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng. Vĩnh Phúc là một vùng đất cổ với 24 di tích, địa điểm khảo cổ học thuộc giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và 12 di tích, địa điểm khảo cổ học thuộc giai đoạn văn hóa Đông Sơn. Trong đó, có 12 di tích khảo cổ đã được khai quật tiêu biểu nhất là di chỉ khảo cổ Đồng Đậu, Ngh

BẢO TÀNG TỈNH - ĐỊA CHỈ ĐỎ TRONG HÀNH TRÌNH TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ, VĂN HÓA VÙNG ĐẤT CON NGƯỜI VĨNH PHÚC.
KHÔNG GIAN DI SẢN VĂN HÓA VĨNH PHÚC.CHÀO MỪNG NĂM DU LỊCH QUỐC GIA QUẢNG NAM 2022
ĐƯA GIÁ TRỊ DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC ĐỒNG ĐẬU ĐẾN VỚI CÔNG CHÚNG
ĐẠI HỘI CHI BỘ BẢO TÀNG TỈNH VĨNH PHÚC LẦN THỨ VI NHIỆM KỲ 2022 - 2025
TRƯNG BÀY 250 BÀI VIẾT, HIỆN VẬT VỀ " NHỮNG TẤM GƯƠNG BÌNH DỊ MÀ CAO QUÝ"

Trong không gian trưng bày nội thất của bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc có chủ đề trưng bày "Vĩnh Phúc – quê hương người Việt cổ" một trong những chủ đề chiếm vị trí quan trọng trong công tác trưng bày của Bảo tàng. Bộ sưu tập có 442 hiện vật hiện đang trưng bày, được khai quật tại các di chỉ: di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu (Yên Lạc), di chỉ Lũng Hòa, di chỉ Nghĩa Lập (Vĩnh Tường)…  Đây là những di chỉ khảo cổ cực kỳ quan trọng trong số các di chỉ tiền sơ sử được phát hiện trên đất nước ta, góp phần tìm hiểu nghiên cứu quá trình hình thành nhà nước đầu tiên của dân tộc.

Trong những lần khai quật hiện vật thu lượm được vô cùng phong phú về số lượng, đa dạng về loại hình, đủ các chất liệu gồm: gốm, đá, xương, sừng, đồng đó là những công cụ lao động sản xuất, vũ khí và đồ trang sức được chế tạo với trình độ tinh xảo của người Việt cổ. Đặc biệt là 03 ngôi mộ cổ thuộc giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên.

Không gian trưng bày Vĩnh Phúc – Quê hương người Việt cổ.


    Về đồ đá với 83 hiện vật gồm: rìu bôn, bàn mài, hạt chuỗi, lưỡi qua, vòng, nhẫn, khuôn đúc...Về đồ gốm với 72 hiện vật gồm: mảnh gốm, dọi xe chỉ, bi gốm, các loại nồi, bình, bát.. ngoài ra còn các loại chạc gốm to nhỏ kiểu dáng khác nhau, tượng trâu, bò, gà, tượng đầu người bằng đất nung độc đáo.

    Về đồ đồng với 126 hiện vật gồm: rìu xòe cân, rìu hình chữ nhật, mũi nhọn, lưỡi câu, mũi tên, hoa tai, vòng...

    Đồ xương, sừng với 64 hiện vật có thể nói Đồng Đậu là di tích phát hiện được rất nhiều đồ xương, sừng không những về số lượng mà còn về loại hình gồm: xương voi, xương răng cá, mũi tên, mũi nhọn, mũi lao, mũi lao có nghạnh đặc biệt có những loại được mài nhẵn thành hình chân ngựa, hình tù và rất độc đáo.

Trong đợt khai quật lần thứ 6 (tháng 12/1999) tại di chỉ Đồng Đậu đã phát hiện được ngôi mộ của người Phùng Nguyên ở độ sâu cách mặt đất hiện nay gần 3m. Tử thi ở tư thế nằm ngửa, mặt nghiêng sang trái. Ngôi mộ xương cốt còn khá nguyên vẹn, từ phần xương ống chân trở xuống không còn, xương sọ vỡ thành 140 mảnh nhưng đã được phục dựng, gắn chắp lại. Theo các nhà khoa học đây là bộ di cốt của người có giới tính nam cao 1m59, mất vào lúc khoảng 40 - 45 tuổi. Tay phải có đeo một vòng đá to, đường kính vòng đá tới 106mm; đường kính lỗ 56mm; bề dày của vòng đá là 14mm. Đây là lần đầu tiên các nhà khảo cổ học Việt Nam tìm được một chiếc vòng đá có kích thước to như vậy, mà lại đeo ở cẳng tay.

Di cốt văn hóa người Phùng Nguyên (cách ngày nay 4000- 3.300 năm). Khai quật tại di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu , năm 1999.


Tại di chỉ Nghĩa Lập - Nghĩa Hưng (Vĩnh Tường) vào tháng 2 năm 2006 phát hiện được 01 bộ di cốt. Nếu ở di chỉ Đồng Đậu bộ di cốt tay đeo vòng đá thì bộ di cốt này trên đầu có chiếc mâm bồng bằng gốm trang trí văn hoa văn tinh xảo là vật thờ cúng. Các nhà khoa học cho rằng bộ di cốt có giới tính nam, cao 1,55 - 1,57m. Tử thi ở tư thế nằm ngửa, đầu quay hướng đông, mặt hơi nghiêng sang bên tay phảiTrong lần khai quật lần thứ 7 (tháng 12 năm 2012) cũng tại di chỉ này ở góc đông nam, độ sâu khoảng 2,9m trong lớp cuối tầng văn hoá Phùng Nguyên phát hiện huyệt một ngôi mộ, huyệt mộ dài 2,2m, rộng 0,80m, sâu 0,30m, theo hướng đông bắc - tây nam. Đầu tử thi hướng Đông Bắc, chân hướng Tây Nam. Tử thi đặt nằm ngửa, hai tay duỗi thẳng hai bên, chân phải duỗi thẳng, chân trái hơi khuỳnh ra, bộ xương còn khá nguyên vẹn, xương hộp sọ bị vỡ thành nhiều mảnh nhỏ đã được phục dựng và gắn chắp lại, các xương nhỏ như xương bánh chè, xương bàn tay, ngón tay, xương bàn chân, ngón chân còn khá đầy đủ. Mộ không có đồ tuỳ táng. Theo các nhà nghiên cứu đây là ngôi mộ của cư dân văn hoá Phùng Nguyên cách ngày nay khoảng 4000 - 3300 năm và là di cốt của một người đàn ông trưởng thành, cao 1m6 có tục nhổ răng cửa của cư dân Phùng Nguyên.

Qua những hiện vật này đã minh chứng cho đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ. Trong quá trình sinh sống, họ thường tìm cách cải tiến công cụ lao động, chế tác ra những vật dụng. Nguyên liệu chủ yếu là đá, ban đầu họ chỉ biết ghè đẽo các hòn cuội ven suối làm rìu nhưng về sau họ đã biết cưa, khoan, mài, đục, đánh bóng đồ đá, đồ xương, sừng để chế tạo ra công cụ lao động, đồ dùng cần thiết. Sau đó biết làm gốm với kỹ thuật làm bằng bàn xoay, có độ nung khá cao. Cuộc sống của người Việt cổ ngày càng ổn định hơn khi biết kỹ thuật luyện kim làm các công cụ bằng đồng. Người Việt cổ không chỉ biết lao động mà còn làm nhiều đồ trang sức: vòng tay đá, hạt chuỗi, hoa tai được tìm thấy trong các di chỉ khảo cổ học đã khẳng định đời sống tinh thần ngày càng phong phú của người Việt cổ.

    Người Nguyên thủy đã biết trồng trọt, chăn nuôi, nguồn thức ăn hàng ngày tăng lên. Ngoài thú rừng hàng ngày săn bắt được họ còn thuần dưỡng và chăn nuôi động vật từ rất sớm được minh chứng qua xương răng động vật (xương voi, chó, lợn, xương răng cá), tượng tròn (trâu, bò, gà nặn bằng đất nung) tìm được ở di chỉ Đồng Đậu. Các nhà khảo cổ còn tìm thấy nhiều hạt gạo cháy ở tầng văn hóa Phùng Nguyên - chứng tỏ nghề trồng lúa ở đây đã có từ rất sớm. Qua việc phát hiện những ngôi mộ cổ minh chứng Vĩnh Phúc là nơi cư trú lâu dài và liên tục của người Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun. Từ đây có thể khẳng định rằng, trong diễn trình văn hoá dân tộc, người Việt cổ đã dừng lại và định cư ở Đồng Đậu trải dài trong hai thiên niên kỷ và tạo dựng nên đồng bằng Bắc Bộ, tạo ra nền văn minh Sông Hồng, văn minh lúa nước nổi tiếng. Vĩnh Phúc có niềm tự hào chính đáng là phần đất của cái nôi sinh thành của văn hóa Việt.