Trưng bầy chuyên đề " Tây Thiên một cõi thiêng"

Trưng bầy chuyên đề

Trưng bầy chuyên đề " Tây Thiên một cõi thiêng"

14:07 - 15/03/2022

Khu di tích quốc gia đặc biệt Tây Thiên nằm trên ngọn Thạch Bàn của danh sơn Tam Đảo, thuộc địa phận 2 xã Tam Quan và Đại Đình, huyện Tam Đảo, phân bố trên diện tích khoảng 15 km2, có địa hình đa dạng, kỳ vĩ, cảnh trí u nhã, có suối nước chảy trong xanh, có thác ghềnh nước đổ trắng xóa, có non cao hùng vĩ, có rừng rậm nguyên sinh, có tâm linh huyền bí... Tây Thiên không chỉ có hệ thống chùa thờ Phật kéo dài từ chân

LỄ DÂNG HƯƠNG CỦA ĐOÀN ĐẠI BIỂU HỌC SINH, SINH VIÊN DTTS TIÊU BIỂU XUẤT SẮC NĂM HỌC 2023-2024
LỄ KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN MỚI TẠI CHI BỘ BẢO TÀNG TỈNH VĨNH PHÚC
NGÀY 10/10/1954-MỐC SON RỰC RỠ TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ CỦA DÂN TỘC
LỄ DÂNG HƯƠNG CÁC BẬC TIÊN THÁNH, TIÊN HIỀN, DANH NHÂN KHOA BẢNG VÀ TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ "THI ĐÌNH THỜI LÊ - ĐỈNH CAO KHOA CỬ VIỆT NAM"
LỄ DÂNG HƯƠNG CỦA PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN
Khu di tích quốc gia đặc biệt Tây Thiên nằm trên ngọn Thạch Bàn của danh sơn Tam Đảo, thuộc địa phận 2 xã Tam Quan và Đại Đình, huyện Tam Đảo, phân bố trên diện tích khoảng 15 km2, có địa hình đa dạng, kỳ vĩ, cảnh trí u nhã, có suối nước chảy trong xanh, có thác ghềnh nước đổ trắng xóa, có non cao hùng vĩ, có rừng rậm nguyên sinh, có tâm linh huyền bí... Tây Thiên không chỉ có hệ thống chùa thờ Phật kéo dài từ chân núi, xen kẽ quanh các khe Giải Oan, suối vàng, suối bạc, hồ sen…trong đó có những di tích được xây từ thời Lý -Trần (từ thế kỷ XII đến thế kỷ XIV) mà còn đậm đặc hệ thống di tích thờ Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu và di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tín ngưỡng thờ Mẫu Tây Thiên, mà theo huyền sử tên tuổi, công tích, hành trạng của Bà gắn với quê hương núi rừng Tây Thiên – Tam Đảo, gắn liền với buổi sơ khai của lịch sử dân tộc - thời đại các vua Hùng dựng nước. Sự kết hợp, hòa quyện giữa quẩn thể di tích Phật giáo và hệ thống di tích thờ Quốc Mẫu, giữa dấu tích xưa và những công trình kiến trúc nay, nằm trong một vùng danh lam thắng cảnh với núi non hùng vĩ, chính là một nét riêng của một vùng đất thiêng Tây Thiên – Tam Đảo, là điểm hành hương, tham quan lý tưởng của du khách thập phương. Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Tây Thiên - Tam Đảo, Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc trưng bày chuyên đề “Tây Thiên một cõi thiêng”. Với hơn 100 hình ảnh, hiện vật được trưng bày khoa học, nội dung sâu sắc trưng bày giúp công chúng nhận diện về vị trí địa lý, cảnh quan, thiên nhiên và những giá trị văn hóa, lịch sử của khu di tích và danh thắng Tây Thiên, qua đó góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân đưa Tây Thiên trở thành một trung tâm văn hóa, giáo dục và du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc.
 
 
 
TÂY THIÊN NON NƯỚC HỮU TÌNH
TÂY THIÊN NON NƯỚC HỮU TÌNH
 
" Núi Tam Đảo ở địa phận hai xã Lan Đình và Sơn Đình... đỉnh núi thì đất đá lẫn lộn, cây cối rậm rạp xanh tươi, nhiều cây hồi hương và cây quế. Chân núi, ở đằng trước về bên tả có khe Giải Oan, tức là thượng lưu sông Sơn Tang huyện An Lạc, từ khe Giải Oan này chảy xuống Sơn Tang, qua Hương Canh, chảy ra Nam Viêm rồi vào sông Nguyệt Đức...Ở giữa ngọn núi là núi Kim Thiên cao chót vót, ghềnh thác không biết bao nhiêu mà kể. Bên dưới sắc nước như chàm, sâu thẳm không trông thấy đá. Sườn núi có chùa Thiên Ân Cổ Tự, tre xanh, thông tốt, cảnh sắc thanh nhã, rộng rãi, trên đỉnh cao có chùa Đồng Cổ, vừa lên, vừa xuống mất khoảng hai ngày, từ phía tả khe Giải Oan trèo lên núi có hồ sen, nước xanh biếc, trong hồ có thứ đá lạ và sen đỏ... bên trái gọi là suối Bạc, bắt nguồn từ khe đá chảy xuống..."
( Lê Quý Đôn- Kiến Văn Tiểu Lục- NXBKHXH-HN 1997;tr292-293)
 
TÂY THIÊN MỘT TRUNG TÂM PHẬT GIÁO

Không gian các đền thờ Quốc mẫu Tây Thiên đã tạo thành không gfian thiêng, không gian văn hóa thờ Quốc mẫu. Đặc biệt, ở Vĩnh phucstrong đó Tây Thiên là điển hình, nơi nào có đền thờ Quốc Mẫu thì cũng chính nơi đó có chùa thờ phật.
Theo nhiều nhà nghiên cứu và thực tế cũng chứng tỏ Tây Thiên là nơi Phật giáo du nhập và phát triển rất sớm. Ngay trong khu danh thắng Tây Thiên với chiều dài 11km, chiều ngang khoảng 1km đã có tới 8 ngôi chùa, trong đó có chùa Đồng cổ ở chân núi Thạch Bàn, nơi các nhà nghiên cứu tìm thấy các di tích khảo cổ thuộc thời Lý - Trần.
 
                                            TÂY THIÊN MỘT TRUNG TÂM PHẬT GIÁO