TRẢI NGHIỆM VĂN NGHỆ DÂN GIAN TẠI VĂN MIẾU TỈNH VĨNH PHÚC
07:50 - 28/05/2024
Sáng 24/5, Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Nhà hát Nghệ thuật tỉnh (thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc) và Trường THPT Kim Ngọc tổ chức hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu về các loại hình văn nghệ dân gian đặc sắc của Vĩnh Phúc tại Văn Miếu tỉnh.
LỄ KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN MỚI TẠI CHI BỘ BẢO TÀNG TỈNH VĨNH PHÚC
NGÀY 10/10/1954-MỐC SON RỰC RỠ TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ CỦA DÂN TỘC
LỄ DÂNG HƯƠNG CÁC BẬC TIÊN THÁNH, TIÊN HIỀN, DANH NHÂN KHOA BẢNG VÀ TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ "THI ĐÌNH THỜI LÊ - ĐỈNH CAO KHOA CỬ VIỆT NAM"
LỄ DÂNG HƯƠNG CỦA PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN
Sáng 24/5, Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Nhà hát Nghệ thuật tỉnh (thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc) và Trường THPT Kim Ngọc tổ chức hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu về các loại hình văn nghệ dân gian đặc sắc của Vĩnh Phúc tại Văn Miếu tỉnh.
Ông Lê Hải - Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc phát biểu nêu rõ ý nghĩa của hoạt động
Các đại biểu cùng 300 học sinh Trường THPT Kim Ngọc đã được tham gia trải nghiệm bổ ích từ nghệ thuật văn hóa dân gian của Vĩnh Phúc như hát chèo, hát xoan, hát trống quân Đức Bác...từ đó thấy được vai trò, giá trị của các loại hình di sản văn hóa, văn hóa truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước.
Trình diễn nghệ thuật hát chèo tại hoạt động trải nghiệm.
Trình diễn hát trống quân Đức Bác Vĩnh Phúc.
Thông qua các hoạt động, dưới hình thức là các sân chơi - trải nghiệm bổ ích, hấp dẫn sẽ góp phần để các em học sinh của chúng ta thấy được vai trò, giá trị của các loại hình di sản văn hóa - văn hóa truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước.
Học sinh hào hứng tham gia trải nghiệm.
Đồng thời góp phần gìn giữ, bảo tồn và giới thiệu, quảng bá mạnh mẽ các giá trị của di sản văn hóa của Vĩnh Phúc đến với du khách và các tầng lớp nhân dân; phát huy vai trò, giá trị của di sản văn hóa trong đời sống xã hội nói chung.
Trải nghiệm hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian được đông đảo học sinh tham gia.
Các hoạt động trải nghiệm góp phần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu và không ngừng nỗ lực làm sống dậy các giá trị của di sản văn hóa, những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, tốt đẹp của quê hương đất nước nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, trong đó sẽ chú trọng hướng tới thành phần, đối tượng là các em học sinh các cấp trên địa bàn tỉnh.
Thời gian tới Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động trải nghiệm nghề thủ công tuyền thống của Vĩnh Phúc như: Nghề Gốm Hương Canh, nghề Mây tre đan Triệu Xá-Triệu Đề… đi vào chiều sâu, phát huy hiệu quả thực chất và thiết thực đối với cả ngành Văn hóa và ngành Giáo dục.