Máy bay tiêm kích MIC - 21 số 4320.

Máy bay tiêm kích MIC - 21 số 4320.

09:47 - 29/05/2023

Đây là loại máy bay chiến đấu phản lực tiêm kích, 1 người lái do Liên Xô cũ sản xuất năm 1965, viện trợ cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, được biên chế vào đội hình tiêm kích của Trung đoàn 921 (Đoàn Không quân Sao Đỏ), Sư đoàn 371 sử dụng từ tháng 1-1967 đến tháng 5-1969. Trong lịch sử chiến đấu, máy bay MiG-21 số hiệu 4320 đã được Thượng uý Phi công Hà Anh Chúc, quê xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc (Anh hùng Lực lượn

Đây là loại máy bay chiến đấu phản lực tiêm kích, 1 người lái do Liên Xô cũ sản xuất năm 1965, viện trợ cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, được biên chế vào đội hình tiêm kích của Trung đoàn 921 (Đoàn Không quân Sao Đỏ), Sư đoàn 371 sử dụng từ tháng 1-1967 đến tháng 5-1969. Trong lịch sử chiến đấu, máy bay MiG-21 số hiệu 4320 đã được Thượng uý Phi công Hà Anh Chúc, quê xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc (Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân - Đại đội Phó - Đại đội I - Đơn vị AHLLVTND), Trung đoàn Không quân 921 (đơn vị AHLLVTND), Sư đoàn Không quân 371 (đơn vị AHLLVTND), Quân chủng Phòng không - Không quân: Đã bay và lập công xuất sắc, bắn rơi 2 máy bay F105 của Mỹ.

Vào hồi 15 giờ ngày 3/1/1968, địch bố trí đội hình 36 máy bay cường kích đánh phá Hà Nội, dù chỉ còn một chiếc nhưng Bộ Tư lệnh vẫn cho phép Trung đoàn 921 được cất cánh. Đại đội phó Hà Văn Chúc xung phong nhận nhiệm vụ xuất kích.

Bay đến vùng trời Yên Châu, Sơn La ở độ cao 5.500 mét, Hà Văn Chúc phát hiện ba tốp máy bay địch, có hai tốp F-105 bay trước, tốp F-4 bay sau. Chưa kịp vào công kích, Hà Văn Chúc nhìn thấy tốp bốn chiếc F-4 lướt qua đầu. Anh vòng lại bám phía sau, đưa máy bay lên độ cao 10.000 mét. Phát hiện bên phải có hai tốp F-105, anh xuống độ cao 5.000 mét. Nhưng chưa kịp bắn thì tốp F-105 của địch đã vòng lại đón đầu. Anh lại phải vọt lên độ cao 9.000 mét. Nhìn bên trái thấy một tốp bốn chiếc F-105, Hà Văn Chúc lại bổ nhào xuống. Do động tác quá mạnh, không bám được mục tiêu anh lại phải kéo độ cao lên 9.000 mét. Ba lần lao xuống đánh địch nhưng chưa bắn rơi được máy bay địch, đồng chí không nản lòng. Lần thứ tư mặc dù đồng hồ trên máy bay chỉ lượng dầu còn 700 lít.

Nhìn về phía Tam Đảo, phát hiện 8 chiếc F-105, Hà Văn Chúc báo cáo Sở chỉ huy, xin tiếp tục công kích. Mặc dù chỉ còn 700 lít dầu, phi công Hà Văn Chúc vẫn kiên quyết tấn công. Đến cự ly 1.000m, đồng chí ấn nút phóng tên lửa R-3S bắn rơi máy bay F-105D dẫn đầu do viên Đại tá James Ellis Bean chỉ huy, thuộc Phi đoàn 469, Không đoàn 388 Korat của Mỹ đóng quân tại Thái Lan. Sau đó, Hà Văn Chúc lái máy bay luồn lách tránh tên lửa của địch bắn ra, hạ cánh an toàn. Đội hình máy bay Mỹ bị rối loạn, không thực hiện được ý đồ vào đánh phá khu vực Hà Nội của tốp 36 máy bay Mỹ. chúng bèn thả bom tại chỗ rồi rút lui. Chớp thời cơ, Binh chủng tên lửa bắn rơi thêm hai chiếc F-105. Một mình đối đầu và làm rối loạn đội hình máy bay tới 36 chiếc của địch. Chiến công của đồng chí Hà Văn Chúc thể hiện tinh thần quyết tâm tiến công, ý chí kiên cường, dũng cảm của Không quân Việt Nam. Đồng chí đã ứng dụng có hiệu quả chiến thuật đánh nhanh, thọc sâu bằng một lực lượng rất nhỏ vào đội hình lớn của địch, góp phần phát triển lên một bước mới trong chiến thuật tác chiến của không quân tiêm kích Việt Nam.