LỄ HỘI “ĐẢ CẦU CƯỚP PHẾT” TẠI LÀNG ĐÔNG LAI

LỄ HỘI “ĐẢ CẦU CƯỚP PHẾT” TẠI LÀNG ĐÔNG LAI

LỄ HỘI “ĐẢ CẦU CƯỚP PHẾT” TẠI LÀNG ĐÔNG LAI

20:15 - 21/08/2022

Lễ hội “Đả cầu cướp phết” tại làng Đông Lai

Lễ hội bao giờ cũng gắn bó với một cộng đồng cư dân nhất định. Nhắc đến Đông Lai - Bàn Giản là đến với lễ hội “Đả cầu - Cướp phết” - trò chơi dân gian nổi tiếng.

Lễ thức “Đả cầu - Cướp phết” ở đình Đông Lai được tiến hành song song giữa hai hình thức cùng một lúc như nhau:

1. Các trai đinh, cởi trần cướp quả cầu bằng gỗ, cướp bằng tay không, quả cầu bằng gỗ có đường kính 35 cm

LỄ DÂNG HƯƠNG CỦA ĐOÀN ĐẠI BIỂU HỌC SINH, SINH VIÊN DTTS TIÊU BIỂU XUẤT SẮC NĂM HỌC 2023-2024
LỄ KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN MỚI TẠI CHI BỘ BẢO TÀNG TỈNH VĨNH PHÚC
NGÀY 10/10/1954-MỐC SON RỰC RỠ TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ CỦA DÂN TỘC
LỄ DÂNG HƯƠNG CÁC BẬC TIÊN THÁNH, TIÊN HIỀN, DANH NHÂN KHOA BẢNG VÀ TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ "THI ĐÌNH THỜI LÊ - ĐỈNH CAO KHOA CỬ VIỆT NAM"
LỄ DÂNG HƯƠNG CỦA PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN

LỄ HỘI “ĐẢ CẦU CƯỚP PHẾT” TẠI LÀNG ĐÔNG LAI

 

Lễ hội bao giờ cũng gắn bó với một cộng đồng cư dân nhất định. Nhắc đến Đông Lai - Bàn Giản là đến với lễ hội “Đả cầu - Cướp phết” - trò chơi dân gian nổi tiếng.

Lễ thức “Đả cầu - Cướp phết” ở đình Đông Lai được tiến hành song song giữa hai hình thức cùng một lúc như nhau:

1. Các trai đinh, cởi trần cướp quả cầu bằng gỗ, cướp bằng tay không, quả cầu bằng gỗ có đường kính 35 cm, được làm bằng gỗ quý.

2. Các trai đinh cầm mồng phết, có hình cong làm bằng gốc tre có vẽ, khắc hình đầu ngựa có đủ bờm, tai, mắt, miệng, dây cương độ dài 1,2 mét. Trai đinh cầm mồng phết đuổi theo người cướp cầu bằng tay. Nếu ai ôm được quả cầu chạy ra thì người cầm mồng phết đuổi theo bổ hoặc ngoặc... Vì thế có cụm từ “Đả cầu - Cướp phết”.

Tục “Đả cầu - Cướp phết” được diễn ra chiều ngày mồng 7 tháng giêng hàng năm. Tục gắn với lễ thức, hương ước, cấu trúc theo đơn vị hành chính của làng. Mục đích của việc “Đả cầu - Cướp phết” là ôn lại việc giữ đất, trấn ải (Hùng trấn), phản ánh sinh hoạt xã hội Hùng Vương thời đó. Qua lễ thức ta thấy toàn dân luyện binh đánh giặc giữ nước rất rõ trong thời tiền sử.

Bên cạnh đó, việc diễn lại sự tích “Đả cầu - Cướp phết” của dân 4 thôn để nhớ lại cuộc hội ngộ của 4 vị sơn thần (Xá Sơn, Lê Sơn, Luân Sơn, Xui Sơn) vào ngày 25 tháng 2 để chơi trò “quần đả cầu quả hí tiếu”, tục gọi là “Cướp phết” và hiển thánh để Quốc công Trần Hưng Đạo được biết.

Đặc biệt ở đền Đông Lai hiện còn bảo lưu một quả cầu bằng đá, có đường kính gần 40 cm. Theo các nhà nghiên cứu quả cầu đó có từ thời tiền sử, của 4 tướng lĩnh thuộc chi III thời Hùng Vương. Quả cầu là “Linh Vật” để các tướng lĩnh luyện binh, luyện tài. Vì thế tục “Đả cầu - Cướp phết” diễn lại thần tích đó.

  Sáng ngày mồng 7 tháng giêng, khi các cụ tế xong thì nghinh thánh xuống đặt kiệu trước sân rồng. Quả cầu được xếp vào kiệu cùng với hai mồng phết cỡ đại. Tất cả mọi người được hành lễ sẵn sàng, ăn mặc chỉnh tề. Sau ba hồi trống, chiêng gióng giả, thong thả vang lên. Kiệu Thánh dâng cao. Cụ mệnh ôm quả cầu đi dưới gầm kiệu, hàng trăm trai đinh cởi trần đứng chờ sẵn ở phía trước kiệu. Không khí hội xuân náo nhiệt. Dứt ba hồi trống chiêng.... Cụ mệnh dõng dạc hô phép thần. Sau mỗi tiếng hô tất cả trai đinh “Đả cầu - Cướp phết” và cầm mồng phết làm động tác tượng trưng theo lời hô của cụ mệnh:

- Làm lễ!

- Ăn trầu!

- Búi tóc !

- Vươn vai !

Tất cả trai đinh làm lễ 4 vái, vươn vai, nhún nhảy khởi động khí thế. Cụ mệnh hô lần cuối cùng:

- Đón cầu!

Một trai đinh xông vào ôm cầu chạy ra cổng. Mọi người đuổi theo ôm giằng lấy nhau. Một núi người chồng chất lên nhau cao đến 2 - 3 tầm người. Họ trèo lên vai, lên lưng nhau. Người trèo lên, người ngã xuống... cứ thế quả cầu được di chuyển trong sân hội dưới sự chỉ huy của người cầm cờ sai. Người cầm cờ sai có thân hình to khoẻ, có giọng vang như sấm ăn mặc nai nịt gọn gàng, thắt lưng vải đỏ, chân cuốn sa cạp, đầu buộc khăn chéo. Người cầm cờ sai rất linh hoạt xông xáo phất cờ. Mỗi khi có một người khoẻ ôm được quả cầu chạy ra khỏi đám người, ông cầm cờ sai hô to:

- Tiến lên! Tiến lên!...

Người cầm mồng phết đuổi theo vây quanh đám người cướp cầu.

Cứ như thế, bao giờ cũng vậy, phải đến 7 giờ tối các cụ mới điều khiển quả cầu về đến Đền. Cụ mệnh phát giải cho trai đinh nào ôm quả cầu về trước. Giải thưởng là 4 cái bánh dày, 4 đồng tiền, 4 khăn mặt và 4 bánh pháo. Quả cầu được rửa sạch sẽ bằng nước giếng lấy ở Vườn Rườm, sau đó rửa qua rượu cất vào hậu cung đặt để cạnh chỗ Long ngai bài vị.