KỶ NIỆM 111 NGAY BÁC HỒ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC (5/6/1911 - 5/6/2022)

KỶ NIỆM 111 NGAY BÁC HỒ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC (5/6/1911 - 5/6/2022)

KỶ NIỆM 111 NGAY BÁC HỒ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC (5/6/1911 - 5/6/2022)

16:23 - 06/06/2022

Kỷ niệm 111 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (O5/6/1911 - O5/6/2022).

 

Ngày O5/6/1911, trên con tàu Amiral Latouche Tréville, từ bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước. Về mục đích ra đi của mình, năm 1923, Người đã trả lời một nhà báo Nga rằng: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái.

LỄ DÂNG HƯƠNG CỦA ĐOÀN ĐẠI BIỂU HỌC SINH, SINH VIÊN DTTS TIÊU BIỂU XUẤT SẮC NĂM HỌC 2023-2024
LỄ KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN MỚI TẠI CHI BỘ BẢO TÀNG TỈNH VĨNH PHÚC
NGÀY 10/10/1954-MỐC SON RỰC RỠ TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ CỦA DÂN TỘC
LỄ DÂNG HƯƠNG CÁC BẬC TIÊN THÁNH, TIÊN HIỀN, DANH NHÂN KHOA BẢNG VÀ TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ "THI ĐÌNH THỜI LÊ - ĐỈNH CAO KHOA CỬ VIỆT NAM"
LỄ DÂNG HƯƠNG CỦA PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN

Kỷ niệm 111 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (O5/6/1911 - O5/6/2022).

Ngày O5/6/1911, trên con tàu Amiral Latouche Tréville, từ bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước. Về mục đích ra đi của mình, năm 1923, Người đã trả lời một nhà báo Nga rằng: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái... Tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy”. Một lần khác trả lời một nhà văn Mỹ, Người nói: “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”. Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành với ý chí mãnh liệt, lòng yêu thương dân tộc sâu sắc đã quyết tâm ra đi thực hiện hoài bão giải phóng nước nhà khỏi ách nô lệ của thực dân, đế quốc. Rời bến Nhà Rồng, trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville với tên gọi Văn Ba hay biệt danh anh Ba, cuộc hành trình đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, học thuyết cách mạng tiên phong của thời đại.Trên con tàu, hành trình của anh Nguyễn Tất Thành mới kết thúc một chặng thứ nhất và chuẩn bị cho một chặng thứ hai trên một chiếc tàu của hãng vận tải hợp nhất Sácgiơ Rêuyni sẽ đi vòng quay châu Phi, châu Mỹ. Đến khoảng 1914 anh trở về Anh và cuối năm 1917 từ Anh trở lại Pháp, Người bắt đầu hoạt động yêu nước của mình.Hành trình vạn dặm đi tìm chân lý của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ấy kéo dài 30 năm (1911 - 1941) qua 3 đại dương, 4 châu lục, 28 quốc gia, qua hàng trăm thành phố lớn nhỏ, gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều dân tộc. Tư liệu về con tàu cùng với hành trình của nó không chỉ là vật chứng cho chặng đường đầu tiên thực hiện hoài bão để nối tiếp những năm tháng hoạt động sôi nổi, oanh liệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà cho đến thời điểm hiện nay, các địa danh trên hành trình của con tàu chính là những địa chỉ đỏ, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, là giá trị truyền thống kết nối dân tộc Việt Nam với thế giới trên con đường hội nhập./.