KIẾN TRKIẾN TRÚC ĐÌNH NGÕA
10:59 - 30/08/2022
KIẾN TRÚC ĐÌNH NGÕA
- xã Văn Quán, huyện Lập Thạch
Đình Ngõa tọa lạc trên một khu gò đồi đẹp, cao r
LỄ DÂNG HƯƠNG CỦA ĐOÀN ĐẠI BIỂU HỌC SINH, SINH VIÊN DTTS TIÊU BIỂU XUẤT SẮC NĂM HỌC 2023-2024
LỄ KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN MỚI TẠI CHI BỘ BẢO TÀNG TỈNH VĨNH PHÚC
NGÀY 10/10/1954-MỐC SON RỰC RỠ TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ CỦA DÂN TỘC
LỄ DÂNG HƯƠNG CÁC BẬC TIÊN THÁNH, TIÊN HIỀN, DANH NHÂN KHOA BẢNG VÀ TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ "THI ĐÌNH THỜI LÊ - ĐỈNH CAO KHOA CỬ VIỆT NAM"
LỄ DÂNG HƯƠNG CỦA PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN
LỄ KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN MỚI TẠI CHI BỘ BẢO TÀNG TỈNH VĨNH PHÚC
NGÀY 10/10/1954-MỐC SON RỰC RỠ TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ CỦA DÂN TỘC
LỄ DÂNG HƯƠNG CÁC BẬC TIÊN THÁNH, TIÊN HIỀN, DANH NHÂN KHOA BẢNG VÀ TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ "THI ĐÌNH THỜI LÊ - ĐỈNH CAO KHOA CỬ VIỆT NAM"
LỄ DÂNG HƯƠNG CỦA PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN
KIẾN TRÚC ĐÌNH NGÕA
- xã Văn Quán, huyện Lập Thạch
Đình Ngõa tọa lạc trên một khu gò đồi đẹp, cao ráo, có tầm nhìn thoáng, rộng thuộc địa phận xã Văn Quán, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là một ngôi đình cổ, nhìn về hướng Nam, ẩn dưới bóng cây tĩnh mịch, trang nghiêm. Đình thờ thần thành hoàng là Quý Minh đại vương. Theo ngọc phả ghi lại, ngài là tướng quân thời Hùng Vương thứ 18 (Hùng Duệ Vương). Nơi dựng đình bây giờ tương truyền là nơi xưa kia Quý Minh đại vương cho dựng đồn để đề phòng quân giặc. Nhân dân vùng này đã xin được làm thần tử, sau khi thánh hóa, nơi đây được xây dựng thành nơi thờ tự để phụng sự ngài mãi mãi về sau.
Đình có mặt bằng kiến trúc kiểu chữ Đinh truyền thống, được xây dựng vào thời Hậu Lê và đã được trùng tu, tu sửa nhiều lần và cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Điều đặc biệt trong bố cục kiến trúc đình Ngõa là phía trước chính diện đại đình có phương đình, kết cấu kiến trúc bằng gỗ, có cùng niên đại xây dựng với đại đình; hai tòa tả - hữu mạc xây năm 1932 theo phong cách kiến trúc thời thuộc Pháp.
Từ đường liên huyện phía trước đình, theo con đường nhỏ đến cổng đình kiểu nghi môn tứ trụ, qua một sân rộng, bước lên bậc thềm đá ong là phương đình. Phương đình là một tòa kiến trúc có mặt bằng hình vuông, kích thước 6m, kết cấu chồng diêm 2 tầng 8 mái có đao, 4 cột trụ bằng gỗ cao gần 5m kê trên chân tảng bằng đá, nền lát gạch đỏ, mái lợp ngói ta. Sau này người ta xây thêm ở bốn góc bốn cột bằng gạch vữa để đỡ các đầu đao. Vì nóc tầng 2 kiểu kèo suốt, riêng vì tầng 1 có kết cấu đặc biệt ở chỗ: do không có cột quân nên kết cấu mái tạo thành hệ thống kèo cánh ở các góc phương đình, phía trên là kẻ, phía dưới là các bẩy ngang liên kết với nhau ở thân cột. Trang trí ở các phần kiến trúc gỗ là các hình rồng, vân mây cách điệu khá đơn giản nhưng sắc nét, uyển chuyển, thể hiện tay nghề cao của nghệ nhân thời bấy giờ. Điều đặc biệt ở phương đình là đầu vì cánh các góc, thay vì các cột quân thì có các biến thể cột trốn kéo dài xuống, ở các đầu có điêu khắc trang trí hình Bát quả (tám quả quý - gồm: đào, lựu, mận, lê, phật thủ, nho, bầu bí), dưới là hình búp sen ngược. Tuy nhiên, hình ảnh đó lại cho thấy rất giống với hình bút lông truyền thống, khiến cho có thể liên tưởng phương đình giống như một cái giá treo bút lông thời xưa. Đây là đặc điểm thể hiện sự ảnh hưởng của nho giáo trong kiến trúc đình làng nơi đây.
Hai bên phương đình có hai tòa tả - hữu mạc xây theo kiểu kiến trúc thời thuộc Pháp, mỗi tòa có 3 gian, xây tường gạch vữa, mái lợp ngói mũi hài, có hiên phía trước, ngoài hiên có các cửa vòm và cột xây giống kiểu kiến trúc gothic, phía trên cửa vòm chính giữa có đắp nổi thời điểm xây dựng - năm 1930. Nay chỉ còn tòa tả mạc được bảo tồn tương đối nguyên vẹn, tòa hữu mạc đã bị đổ chỉ còn nền móng.
Qua phương đình một khoảng không gian chừng hơn 2m là đến đại đình. Đình gồm đại bái 5 gian, hậu cung 3 gian, kích thước 17,2m x 9m. Đại bái có kết cấu kiến trúc 4 hàng cột gỗ với 8 cột cái (cao 3,7m), 16 cột quân (cao 2,8m). Các gian có kích thước thu hẹp dần từ giữa sang hai bên. Hậu cung nối liền với đại bái bởi hệ thống các liên kết xà, hoành, thượng lương, cột … kéo dài ra phía sau tạo thành góc xối, dân gian còn gọi phần kiến trúc này là chuôi vồ. Hậu cung có kích thước 8,2m x 5,7m, gồm 3 hàng cột gỗ kiến trúc bốn hàng chân cột giống đại bái, gồm 4 cột cái và 8 cột quân. Gian giữa hậu cung có kích thước lớn nhất, có sàn cao 2m, trên sàn là khám thờ, xung quanh bít ván gỗ, phía trước có 6 cửa bức bàn, tất cả đều sơn son, bên trong là nơi để long ngai bài vị của thần thành hoàng làng.
Đình Ngõa được làm theo kiểu kiến trúc đình làng truyền thống vùng đồng bằng - trung du Bắc Bộ, kiểu thức bốn mái đao cong rất đặc trưng. Mái đình phẳng, các đầu đao cong vút, uyển chuyển, ngói mũi hài phủ rêu phong, cổ kính. Điều đặc biệt là còn một ít viên ngói cổ có hình mặt hổ phù ở đầu mũi hài, đây là đặc trưng của thời Lê, điều này giúp cho việc đoán định về niên đại xây dựng của đình. Kết cấu chịu lực chính của đình là hệ thống khung cột bằng gỗ, được liên kết bởi các vì kèo do hệ thống xà ngang, dọc ăn mộng với nhau mà thành. Các vì kèo được làm theo kiểu thức chồng rường. Thượng lương làm kiểu “tứ trụ lòng thuyền”. Câu đầu nằm trên cột cái và có các đấu kê đệm giữa các con rường. Các chi tiết kiến trúc đều được bào trơn đóng bén, mộng sàm chặt khít. Các chân cột đình còn có dấu vết của dầm sàn là các lỗ mộng cách nền gạch chừng 0,5m, điều này chứng tỏ trước đây đình có sàn gỗ xung quanh giống những ngôi đình cổ thế kỷ 17-18, nay ván sàn không còn. Dưới các chân cột đều được kê đá chống ẩm, chống mối, đá kê chân cột đình Ngõa cũng được gia công khá cầu kỳ với các khe rãnh được đục xung quanh. Trước đây đình không có tường bao, về sau để đảm bảo an toàn, nhân dân đã xây tường gạch bao quanh đại đình, riêng phần trước vẫn để trống để tạo sự thông thoáng cho ngôi đình.
Nhìn chung, các bộ phận tạo nên kiến trúc ngôi đình đều được bố trí hợp lý, gia cố chính xác, thể hiện sự tính toán tỉ mỉ, thiết kế giỏi giang của các nghệ nhân dân gian, tạo nên một ngôi đình có kiến trúc tổng thể to đẹp và bề thế. Cùng với địa thế, cảnh quan thiên nhiên xung quanh khiến cho đình Ngõa có một không gian thâm nghiêm, tĩnh mịch, lại uy nghi, trang trọng thu hút khách thập phương tới tham quan, chiêm bái.
---------------------------Linh Ngã (biên soạn lại theo hồ sơ di tích)
Ảnh: Hồng Lĩnh