KÍ ỨC GIẾNG LÀNG
15:03 - 30/08/2022
KÍ ỨC GIẾNG LÀNG
Hồi nhỏ tôi có thời gian dài ở với ông bà nội trong ngôi nhà tranh lợp mái lá cọ, tường đắp đất và nền đất nện bên một dòng sông. Tôi còn nhớ rất rõ nhà nội có 5 cây nhãn cổ thụ,
LỄ DÂNG HƯƠNG CỦA ĐOÀN ĐẠI BIỂU HỌC SINH, SINH VIÊN DTTS TIÊU BIỂU XUẤT SẮC NĂM HỌC 2023-2024
LỄ KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN MỚI TẠI CHI BỘ BẢO TÀNG TỈNH VĨNH PHÚC
NGÀY 10/10/1954-MỐC SON RỰC RỠ TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ CỦA DÂN TỘC
LỄ DÂNG HƯƠNG CÁC BẬC TIÊN THÁNH, TIÊN HIỀN, DANH NHÂN KHOA BẢNG VÀ TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ "THI ĐÌNH THỜI LÊ - ĐỈNH CAO KHOA CỬ VIỆT NAM"
LỄ DÂNG HƯƠNG CỦA PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN
LỄ KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN MỚI TẠI CHI BỘ BẢO TÀNG TỈNH VĨNH PHÚC
NGÀY 10/10/1954-MỐC SON RỰC RỠ TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ CỦA DÂN TỘC
LỄ DÂNG HƯƠNG CÁC BẬC TIÊN THÁNH, TIÊN HIỀN, DANH NHÂN KHOA BẢNG VÀ TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ "THI ĐÌNH THỜI LÊ - ĐỈNH CAO KHOA CỬ VIỆT NAM"
LỄ DÂNG HƯƠNG CỦA PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN
KÍ ỨC GIẾNG LÀNG
Hồi nhỏ tôi có thời gian dài ở với ông bà nội trong ngôi nhà tranh lợp mái lá cọ, tường đắp đất và nền đất nện bên một dòng sông. Tôi còn nhớ rất rõ nhà nội có 5 cây nhãn cổ thụ, năm nào cũng cho sai trái nên giờ khi đi về các làng quê, đình chùa cổ, cứ nhìn thấy cây nhãn là tâm trí lại nôn nao, xao xuyến với một cảm giác như ngày còn thơ ở nhà nội.
Một điều thú vị là đi về các làng quê, trong các di tích hay làng cổ thường thấy có trồng nhãn, qua năm tháng, cây đã thành cổ thụ, không chỉ phía bắc nhiều, những lần vào Huế tôi cũng gặp hình ảnh như thế.
Nhà ông bà tôi có một cái giếng, trong ký ức tôi luôn nhớ tiếng gầu va đập thành giếng và tiếng chạm mặt nước, cái cảm giác kéo sợi gầu lên để đón nhận làn nước giếng mát lạnh trong lành, thật không bao giờ quên. Bà nội tôi hay có thói quen đun nước bồ kết rồi đem ra bờ giếng gội đầu cho tôi hàng ngày, mùi bồ kết tỏa hương, trước khi gội, bà thường lấy chiếc lược bí chải tóc cho tôi để bắt chấy, cũng cho tóc suôn, đỡ rối để gội đầu thêm mượt. Những cảm giác ấy, dù đã qua thời tuổi thơ lâu lắm rồi, nhưng nhắc lại, vẫn cảm tưởng cứ như ngày hôm qua.
Tôi nhớ hầu hết sinh hoạt gia đình, đều quẩn quanh bên giếng. Ngày tết bờ giếng là nơi ông nội rửa lá dong, gói bánh chưng. Anh chị em họ thường ngày ra bờ giếng giặt giũ, rửa chén bát, tắm táp, trêu đùa nhau. Mỗi sáng, từ khi trời chưa tỏ, bà nội đã ra giếng múc nước đổ đầy ấm, đem vào đun cho nước sôi rồi đưa ông tôi pha trà. Giếng khi ấy không chỉ đơn thuần là nguồn cung cấp dòng nước ngọt mềm, mà còn như một nhân chứng dõi theo cả cuộc đời những thành viên gia đình sống gắn với nó.
Tùy mùa, tùy ngày, tôi nhớ cũng có lúc giếng trong, giếng đục. Nhất là những ngày mưa, giếng khi ấy đục lắm, vậy là bà nội tôi lại vất vả cho nước vào chum, rồi đánh phèn cho trong, để vài hôm mới đem dùng nấu nướng. Ở vùng quê Ấm Thượng ấy, nhà nào cũng có giếng, do là vùng cao nên ở đó không có hình thức giếng làng dùng chung như các vùng miền xuôi mà sau này tôi được biết qua phim ảnh.
Khi lớn lên, có điều kiện đi về các làng quê vùng chiêm trũng, giếng làng luôn là điểm gây ấn tượng bởi nó đem lại cho tôi sự so sánh với chiếc giếng ngày xưa ở nhà ông bà nội. Chỉ có điều, giếng làng mang lại cho tôi những cảm xúc, trải nghiệm mới, thật khác lạ. Nếu như giếng nhà nội xưa là không gian kỷ niệm, là nơi gắn kết tình cảm gia đình, thì giếng làng lại là không gian thiêng liêng hơn, to lớn hơn bởi là nơi lưu giữ tình xứ xở, tình người gắn kết giữa các gia đình trong làng với nhau. Giếng làng còn là nơi hò hẹn, tình tự của những đôi trai gái, thế nên hội tụ luôn cả vẻ đẹp và tính lãng mạn, mang nét riêng của từng ngôi làng cổ sở hữu giếng làng.
Giếng làng khi tạo lập, là một kỳ tích của thầy địa lí, là công lao động của cả làng, bởi là giếng xài chung nên nguồn nước ấy thật quan trọng. Giếng quanh năm trong lành, mát mẻ, không cạn bao giờ. Nhiều nơi như làng Diềm, hàng năm lại tổ chức thau giếng, và coi đó như ngày hội vui của cả làng.
Qua bao năm tháng, giếng nhà đã không còn phù hợp, thay bằng giếng đóng, giếng làng cũng nơi còn, nơi bỏ hoang, hoặc bị bưng bít, che đậy thảm hại, thậm chí còn bị lấp đi để đổi lấy các công năng khác phù hợp hơn với nhu cầu hiện tại. Về các làng quê, tôi thường nghe người làng kể, xưa kia mỗi khi đi xa về, giếng làng sẽ là nơi họ tìm đến trước hết, để được múc gáo nước mát lạnh, rửa mặt, rửa tay, cảm nhận cái mộc mạc đơn sơ của làng quê, cái tình thiêng nơi quê hương xứ xở… rồi mới trở về nhà.
Giếng làng giờ khác lắm, nhiều nơi giếng bị bỏ bê, không người chăm sóc, nước tù đọng, rác bám đầy, muốn giếng làng trở lại một thời nên thơ như ngày xưa, có lẽ cảm xúc ấy chỉ còn trong ký ức.
Trương Việt Anh.