HÁT SOỌNG CÔ CỦA NGƯỜI SÁN DÌU TRÊN ĐẤT VĨNH PHÚC

HÁT SOỌNG CÔ CỦA NGƯỜI SÁN DÌU TRÊN ĐẤT VĨNH PHÚC

08:28 - 20/04/2022

Soọng cô của người Sán Dìu sinh sống ở các huyện: Lập Thạch, Tam Đảo, Bình Xuyên và thành phố Phúc Yên tại Vĩnh Phúc là loại hình trình diễn dân gian đặc sắc ra đời trong lao động, sản xuất và sinh hoạt được cộng đồng người Sán Dìu gìn giữ cho đến ngày nay.

LỄ DÂNG HƯƠNG CỦA ĐOÀN ĐẠI BIỂU HỌC SINH, SINH VIÊN DTTS TIÊU BIỂU XUẤT SẮC NĂM HỌC 2023-2024
LỄ KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN MỚI TẠI CHI BỘ BẢO TÀNG TỈNH VĨNH PHÚC
NGÀY 10/10/1954-MỐC SON RỰC RỠ TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ CỦA DÂN TỘC
LỄ DÂNG HƯƠNG CÁC BẬC TIÊN THÁNH, TIÊN HIỀN, DANH NHÂN KHOA BẢNG VÀ TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ "THI ĐÌNH THỜI LÊ - ĐỈNH CAO KHOA CỬ VIỆT NAM"
LỄ DÂNG HƯƠNG CỦA PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN

 HÁT SỌNG CÔ CỦA NGƯỜI SÁN DÌU TRÊN ĐẤT VĨNH PHÚC

 Soọng cô của người Sán Dìu sinh sống ở các huyện: Lập Thạch, Tam Đảo, Bình Xuyên và thành phố Phúc Yên tại Vĩnh Phúc là loại hình trình diễn dân gian đặc sắc ra đời trong lao động, sản xuất và sinh hoạt được cộng đồng người Sán Dìu gìn giữ cho đến ngày nay.

 Soọng cô là làn điệu dân ca đặc sắc được lưu giữ hàng trăm năm trong kho tàng văn hóa văn nghệ dân gian ở Vĩnh Phúc. Theo tiếng Sán Dìu, soọng nghĩa là xướng, cô nghĩa là ca. Có lịch sử ra đời và phát triển gắn liền với đời sống lao động sản xuất, sinh hoạt văn hóa, phong tục, tập quán của cộng đồng, nội dung của soọng cô rất phong phú, đề cập đến tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu đôi lứa, ca ngợi trong lao động, ướm hỏi tỏ tình, thăm hỏi gia đình...

 Có thể nói, hát dân ca (soọng cô) – hát đối đáp nam và nữ, với những lời thơ trữ tình, là loại dình quan trọng nhất trong thơ ca dân gian của người Sán Dìu. Soọng cô, về hình thức diễn xướng cũng tương tự như sli, slượn của người Tày, Nùng; quan họ, hát ghẹo, hát xoan của người Kinh. Thanh niên nam nữ từ 16 tuổi đều biết hát khá thành thạo các làn điệu và bài bản soọng cô. Từ 12 – 13 tuổi, họ đã theo anh, chị tập dượt cho quen. Một số bài được ghi lại bằng tiếng Việt âm Trại rồi nhân thành nhiều bản trao tay nhau học thuộc lòng. Lời soọng cô là thể thơ bảy chữ, ví von, trang nhã, tình tứ, thường mượn cảnh đẹp quê hương, làng xóm, cảnh sinh hoạt hàng ngày để nói lên nỗi lòng mình.

 Những dịp đầu xuân năm mới, ngày tết, ngày cưới, trai gái Sán Dìu thường tổ chức hát soọng cô. Trai làng này đến hát với gái làng kia và ngược lại, mỗi tốp 5 đến 7 người, có khi tới 10 người. Nhà nào được trai gái tổ chức hát tại nhà mình thì coi đó là một vinh hạnh, nên họ tiếp đón đoàn rất niềm nở và hào phóng. Trai, gái hát thâu đêm suốt sáng, ngày nghỉ, đêm lại hát, càng hát càng say, có khi kéo dài hàng tuần.

 Vào những ngày hội, ngày tết, chợ phiên, các chàng trai, cô gái tụm năm tụm ba hát soọng cô, trước là để làm quen, sau thổ lộ tình yêu. Họ hát bất cứ chỗ nào, trên đường đi, đầu đường, giữa chợ; hết đường, hết chợ họ hẹn phiên sau hát tiếp.

Hiện nay, công tác bảo tồn và phát triển soọng cô của người Sán Dìu đã nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành. Nhiều câu lạc bộ soọng cô được thành lập, với trên 1.000 thành viên tham gia. Hằng năm, các câu lạc bộ đều tổ chức các các lớp truyền dạy, giao lưu tạo môi trường, không gian cho các hội viên, nghệ nhân thực hành, biểu diễn. Qua đó, góp phần giới thiệu giá trị văn hóa của làn điệu dân ca này đến với công chúng, nâng cao ý thức, lòng tự hào của người dân trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng. Đặc biệt, vào ngày 20-3, tại Lễ hội Tây Thiên hằng nằm, nhân dân các dân tộc trong tỉnh Vĩnh Phúc vui mừng nhận Bằng chứng nhận “Soọng cô của người Sán Dìu” ở tỉnh Vĩnh Phúc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là 1 trong 8 di sản văn hóa phi vật thể nằm trong Danh mục Quốc gia theo số 4069/QĐ-BVHTTDL ngày 30-10-2018 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch./.