ĐÌNH TUÂN LỘ (xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc)

ĐÌNH TUÂN LỘ (xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc)

ĐÌNH TUÂN LỘ (xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc)

20:13 - 21/08/2022

ĐÌNH TUÂN LỘ

(xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc)

 Đình Tuân Lộ, còn gọi là Đình Trung,nay thuộc thôn Tuân Lộ, xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Xưa là đình Tam Tổng (đình của ba xã: Tam Phúc, An Tường và Tuân Chính), tổng Tuân Lộ, huyện Bạch Hạc, phủ Vĩnh Tường. còn được biết đến với tên gọi nôm na rất đỗi gần gũi là Dùa hay kẻ Dùa (ngày nay quen gọi là Rùa). Theo sách “Vĩnh Tường phủ Dư địa chí” đư

LỄ KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN MỚI TẠI CHI BỘ BẢO TÀNG TỈNH VĨNH PHÚC
NGÀY 10/10/1954-MỐC SON RỰC RỠ TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ CỦA DÂN TỘC
LỄ DÂNG HƯƠNG CÁC BẬC TIÊN THÁNH, TIÊN HIỀN, DANH NHÂN KHOA BẢNG VÀ TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ "THI ĐÌNH THỜI LÊ - ĐỈNH CAO KHOA CỬ VIỆT NAM"
LỄ DÂNG HƯƠNG CỦA PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN
CHIẾC ÁO - KỶ VẬT CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

ĐÌNH TUÂN LỘ

(xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc)

 

 Đình Tuân Lộ, còn gọi là Đình Trung,nay thuộc thôn Tuân Lộ, xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Xưa là đình Tam Tổng (đình của ba xã: Tam Phúc, An Tường và Tuân Chính), tổng Tuân Lộ, huyện Bạch Hạc, phủ Vĩnh Tường. còn được biết đến với tên gọi nôm na rất đỗi gần gũi là Dùa hay kẻ Dùa (ngày nay quen gọi là Rùa). Theo sách “Vĩnh Tường phủ Dư địa chí” được viết vào đời vua Đồng Khánh (1886) thì ở đây có chợ Vòng lớn thứ hai trong phủ Vĩnh Tường sau chợ Thổ Tang, chứng tỏ Tuân Lộ khi xưa đã là vùng quê trù phú, cư dân sinh sống tập chung, đông đúc, kế truyền nhau qua bao thế hệ. Chính vì vậy, giống bao làng xã có bề dày lịch sử không thể thiếu các điểm sinh hoạt văn hóa, tâm linh cho cộng đồng, làng Tuân Lộ cũng có các công trình kiến trúc truyền thống để phục vụ nhu cầu đó của người dân địa phương là: đình Tuân Lộ, miếu Tuân Lộ và chùa Hoa Dương.

Đình Tuân Lộ thờ Triệu Thị Loan - Đệ nhị phu nhân của Cao Biền, quan tiết độ sứ nhà Đường ở Giao Châu. Bà là con gái của ông Triệu Công Toàn quê ở đất Chu Diên, thuộc dòng dõi Triệu Việt Vương, mẹ là Dương Thị Nguyệt người làng Tuân Lộ. Từ khi được Cao Biền lập làm đệ nhị phu nhân, Triệu Thị Loan đã giúp Cao Biền cai quản triều chính và không ngừng chăm lo đến đời sống của nhân dân. Bà đã khuyên giải Cao Biền ban hành những chính sách có lợi cho nhân dân ta, tích cực vận động binh sĩ khai khẩn đất hoang, đào sông, khai thông dòng chảy, mở mang thủy lợi phục vụ cho phát triển nông nghiệp. Trong trận chiến đấu chống lại quân Nam Chiếu, trước sự tấn công như vũ bão của quân giặc, Triệu Thị Loan cùng binh sĩ cố gắng phá vòng vây, song trước thế giặc lớn mạnh bà đành gieo mình tuẫn tiết ngay nơi cửa sông trên mảnh đất quê hương Tuân Lộ. Sau khi Triệu Thị Loan qua đời nhân dân Tuân Lộ đã lập đình thờ bà, tôn làm thành hoàng làng, ngàn năm hương hỏa cúng tế để ghi nhớ công ơn to lớn giúp dân, giúp nước của bà. Vùng đất Tuân Lộ là nơi ghi dấu công lao của bà với việc khai hoang, mở đất, phát triển thủy lợi, cải tạo ruộng đồng.

 Đình Tuân Lộ nằm ở khu vực giữa làng, cách sông Hồng khoảng 2000m, cách chợ Táo khoảng 500m. Đình quay hướng Tây Nam, mặt bằng tổng thể bao gồm các công trình: cổng, Hữu vu, nhà văn hóa của thôn và Đại đình.

 Đình Tuân Lộ có bố cục mặt bằng kiến trúc hình “chữ Nhất”, kích thước mặt nền 21,4 x 13,9m, với 3 gian, 2 dĩ. Qua 5 bậc thềm bó đá xanh, hai bên có đôi rồng cách điệu lượn sóng phủ bậc là xà ngưỡng (hay còn gọi là xà địa thu). Đình Tuân Lộ có 6 bộ vì nóc theo kiểu “chồng rường – giá chiêng” được đỡ bởi câu đầu gối lên hai cột cái thông qua hai đấu vuông (đây là đặc trưng của kiến trúc Hậu Lê – thế kỷ thứ 17, các giai đoạn sau này thì câu đầu ăn mộng trực tiếp vào cột).Hai vì lửng được làm kiểu chồng rường. Liên kết giữa cột cái và cột quân là các bộ vì nách làm kiểu cốn chồng rường được chạm khắc trang trí. Liên kết hiên được làm kiểu kẻ suốt.

Mái được làm kiểu 1 tầng 4 mái, tạo bộ mái xòe rộng về bốn phía và chiều cao của mái chiếm tới 2/3 chiều cao đình, lợp bằng ngói di. Bao che xung quanh được xây bằng gạch, trát vữa. Gian giữa làm gác lửng, xung quanh bao che bằng vách gỗ để đặt ngai thờ, bài vị thờ Thành hoàng.

Các cấu kiện kiến trúc ở Đại đình được chạm khắc công phu đề tài rồng với một mặt là trạm kênh bong mặt rồng ngây ngô hiền lành, tai to, mũi lớn, miệng cười rộng, khoe hàm răng đều,; mặt bên chạm nông hoa văn và thân rồng với nhiều sắc thái, hình tượng khác nhau. Phía dưới xà lách là các thân kẻ truyền liên kết cột quân và cột hiên cũng được trạm khắc hoa văn, vân mây cách điệu như thân rồng uốn lượn. Đình Tuân Lộ hiện vẫn còn các lỗ mộng trên thân cột, đây là dấu vết của sàn đình ở các gian bên, gian giữa không có sàn để bố trí thượng cung dạng gác lửng, bưng ván đố lụa tạo không gian tôn nghiêm nơi thành hoàng ngự, dân gian quen gọi là gian “long thuyền”.

 Mặc dù chưa xác định rõ đình Tuân Lộ được xây dựng vào năm nào nhưng căn cứ vào những mảng chạm khắc trên kiến trúc, có thể khẳng định ngôi đình này mang phong cách kiến trúc thời Hậu Lê (thế kỷ 17). Tương truyền, trước đây đình nằm cách vị trí hiện nay khoảng 200m (nay là trường trung học cơ sở Tuân Chính), nhưng vì đê bị sạt lở/vỡ đê, nên đình được chuyển về vị trí hiện nay vào thời vua Chính Hòa.

 Đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đình bị bắn phá, sàn đình bị dỡ bỏ năm 1957 để làm nhà kho, hợp tác xã và trở thành nơi thường trực, hầm trú ẩn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Đình Tuân Lộ hiện nay còn giữ được bộ ngai thờ, bài vị bằng gỗ mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 18. Đây là một trong các ngôi đình có niên đại sớm nhất trên đất Vĩnh Phúc vẫn còn kiến trúc và điêu khắc trang trí của lần khởi dựng ban đầu, mặc dù có một số cấu kiện được thay thế trong những lần trùng tu về sau.

 Với những giá trị về kiến trúc nghệ thuật, lịch sử- văn hóa, đình Tuân Lộ đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng theo Quyết định số 15/2003/BVHTT ngày 14/4/2003.