ĐÌNH TRUNG NGUYÊN (XÃ TRUNG NGUYÊN, HUYỆN YÊN LẠC, TỈNH VĨNH PHÚC)

ĐÌNH TRUNG NGUYÊN (XÃ TRUNG NGUYÊN, HUYỆN YÊN LẠC, TỈNH VĨNH PHÚC)

15:29 - 22/06/2022

ĐÌNH TRUNG NGUYÊN

(XÃ TRUNG NGUYÊN, HUYỆN YÊN LẠC, TỈNH VĨNH PHÚC)

Đình Trung Nguyên tọa lạc trên một khu đất thoáng rộng, hướng về phía Đông Nam, thuộc thôn Trung Nguyên, xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Thôn Trung Nguyên trước đây có tên là Đan Nguyên thuộc tổng Đông Lỗ, huyện

LỄ DÂNG HƯƠNG CÁC BẬC TIÊN THÁNH, TIÊN HIỀN, DANH NHÂN KHOA BẢNG VÀ TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ "THI ĐÌNH THỜI LÊ - ĐỈNH CAO KHOA CỬ VIỆT NAM"
LỄ DÂNG HƯƠNG CỦA PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN
CHIẾC ÁO - KỶ VẬT CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
TRẢI NGHIỆM VĂN NGHỆ DÂN GIAN TẠI VĂN MIẾU TỈNH VĨNH PHÚC
TRIỂN LÃM CHUYÊN ĐỀ VĨNH PHÚC LÀM THEO LỜI BÁC

ĐÌNH TRUNG NGUYÊN

(XÃ TRUNG NGUYÊN, HUYỆN YÊN LẠC, TỈNH VĨNH PHÚC)

Đình Trung Nguyên tọa lạc trên một khu đất thoáng rộng, hướng về phía Đông Nam, thuộc thôn Trung Nguyên, xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Thôn Trung Nguyên trước đây có tên là Đan Nguyên thuộc tổng Đông Lỗ, huyện Yên Lạc. Đình Trung Nguyên trước đây vốn là nơi nuối giấu, hoạt động của cán bộ, chiến sĩ, du kích thời kỳ tiền Cách mạng và trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Căn cứ vào truyền thuyết dân gian và các nguồn tư liệu Hán Nôm: thần tích, thần sắc làng Trung Nguyên, hoành phi, câu đối,…và qua lời kể của các cụ cao niên địa phương thì đình Trung Nguyên thờ Khoan Khoáng Đại vương Thượng đẳng thần có công đánh giặc Chiêm bảo vệ đất nước, mở mang bờ cõi vào thời vua Lý Nhân Tông (thế kỷ XI). Và phối thờ Bạch Hạc Tam Giang Thống chế đại vương là các vị “phúc thần” được các triều đại phong kiến sắc phong.

Năm 2011, đình Trung Nguyên được Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh theo Quyết định số 296/QĐ-UBND ngày 28 tháng 01 năm 2011.

Theo bản Xã chí của Trung Nguyên kê năm 1938 thì trên câu đầu của đình Trung Nguyên có ghi “Minh Mệnh thập lục niên thập nguyệt đinh hợi nhị thập nhị nhật đinh sửu giáp thìn trụ trụ đại cát” - tức là đình được cất nóc ngày 22 tháng Mười năm Minh Mệnh thứ 16 (1835), khi đó đình có mặt bằng kiến trúc chữ “Đinh” gồm có đại đình, hậu cung và hai toà tả - hữu vu. Như vậy có thể khẳng định rằng đình Trung Nguyên xưa được xây dựng vào thời Nguyễn, cụ thể là vào năm 1835 dưới triều vua Minh Mệnh.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đình Trung Nguyên đã bị phá hủy hoàn toàn chỉ còn lại những phế tích nền móng. Đến năm 1992, nhân dân góp công góp của dựng nên ngôi đình với kiến trúc đơn giản với 5 gian nhà cấp 4 để thờ cúng. Đến năm 2009, toàn dân thôn Trung Nguyên đã hưng công xây dựng nên ngôi đình làng khang trang, có kiến trúc tương đối lớn, được xây dựng bằng những chất kiệu bền vững là bê tông cốt thép, tường gạch dày như hiện nay.

Đình có mặt bằng kiến trúc hình chữ “Đinh” với đại bái 5 gian (kích thước 17,1m x 10,7m) và hậu cung 2 gian (kích thước 7,6m x 6,8m). Về tổng thể thì ngôi đình được xây dựng theo kiểu dáng kiến trúc của đình làng trước đây. Mái đình cao với 4 đầu đao cong vút mềm mại, thanh thoát, trên bờ nóc được đắp phù điêu “lưỡng long chầu nhật”, hai đầu kìm tạo dáng của kỳ lân, toàn bộ mái thì lợp ngói mũi truyền thống… Hệ thống cửa gồm 12 cánh theo lối “thượng song hạ bản”, vừa chắc chắn, vừa đảm bảo chiếu sáng và thông thoáng cho bên trong đình. Ngôi đình được tạo dựng vững chắc bởi hệ thống chịu lực gồm các cột, xà, dầm (câu đầu), hoành… bằng chất liệu bê tông cốt thép. 5 gian đại bái được hình thành bởi hệ thống 6 bộ vì bằng bê tông theo kiểu “chồng bồn trụ chốn”, trang trí họa tiết hoa lá cách điệu. Hậu cung của đình cũng được xây dựng tương tự như đại bái.

Đình Trung Nguyên là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể; điều đó được thể hiện rõ qua các lễ hội, tiệc truyền thống, là nơi giáo dục truyền thống văn hóa – lịch sử của địa phương.

Đình Trung Nguyên mới được phục hồi nên hiện trạng còn khá chắc khỏe. Việc quản lý di tích được giao cho Chi hội Người cao tuổi của thôn chịu trách nhiệm. Tại đình còn có cụ từ thường xuyên trông coi, quét dọn, lo việc đèn hương những ngày sóc vọng, tuần tiết. Bên cạnh đó, địa phương cần quan tâm  phục hồi lễ hội truyền thống được tổ chức tại di tích hàng năm để phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của địa phương.