Đền Báo Văn xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
08:34 - 24/02/2022
Đền Báo Văn tọa lạc hướng Tây Nam tại vị trí đầu thôn Báo Văn, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Đền thờ Khoan Khoáng Đại vương - tương truyền có công giúp Lí Bí (Lý Nam Đế) đánh giặc giữ nước.
LỄ KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN MỚI TẠI CHI BỘ BẢO TÀNG TỈNH VĨNH PHÚC
NGÀY 10/10/1954-MỐC SON RỰC RỠ TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ CỦA DÂN TỘC
LỄ DÂNG HƯƠNG CÁC BẬC TIÊN THÁNH, TIÊN HIỀN, DANH NHÂN KHOA BẢNG VÀ TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ "THI ĐÌNH THỜI LÊ - ĐỈNH CAO KHOA CỬ VIỆT NAM"
LỄ DÂNG HƯƠNG CỦA PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN
ĐỀN BÁO VĂN
(XÃ ĐỒNG VĂN, HUYỆN YÊN LẠC, TỈNH VĨNH PHÚC)
Đền Báo Văn tọa lạc hướng Tây Nam tại vị trí đầu thôn Báo Văn, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Đền thờ Khoan Khoáng Đại vương - tương truyền có công giúp Lí Bí (Lý Nam Đế) đánh giặc giữ nước.
Năm 1992, đền Báo Văn được Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Vĩnh Phúc) xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh theo Quyết định số 54/QĐ ngày 18 tháng 01 năm 1992.
Căn cứ vào kiểu dáng kiến trúc và các tài liệu hiện lưu giữ tại di tích, có thể nhận định đền Báo Văn được xây dựng đầu thế kỷ XVIII, đến năm Minh Mệnh thứ 9 ( năm 1838) được tu bổ lớn. Quy mô gồm 3 gian 2 chái, nền lát gạch bát, mái lợp ngói mũi. Trải qua thời gian, kiến trúc đền đã xuống cấp nặng. Đến năm 2017, nhân dân địa phương đã tiến hành tu bổ, tôn tạo lại ngôi đền có mặt bằng kiến trúc kiểu chữ “đinh”, gồm tiền tế 05 gian, hậu cung 01 gian (có khám thờ), liên kết các bộ vì theo kiểu thức “chồng rường giá chiêng”. Hệ thống cột chịu lực, câu đầu, con chồng, xà, kẻ, bẩy, hoành bằng chất liệu bê tông cốt thép, sơn giả gỗ; Bên cạnh ngôi đền hiện vẫn còn một ngôi mộ - theo tương truyền là mộ của vị thần Khoan Khoáng.
Hiện nay đền Báo văn còn lưu giữ được nhiều cổ vật có giá trị, đặc biệt là 08 đạo sắc phong do các triều đại phong kiến Việt Nam phong tặng. Đây là nguồn tư liệu quý rất cần được bảo tồn.
Đền Báo Văn mới được tu bổ nên còn chắc khỏe. Hiện nay địa phương đã thành lập tiểu ban quản lý di tích để thực hiện việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích.