CHÙA NGHINH TIÊN (XÃ NGUYỆT ĐỨC, HUYỆN YÊN LẠC, TỈNH VĨNH PHÚC)

CHÙA NGHINH TIÊN (XÃ NGUYỆT ĐỨC, HUYỆN YÊN LẠC, TỈNH VĨNH PHÚC)

08:24 - 20/04/2022

Chùa Nghinh Tiên có tên chữ là Đường Long Tự (chùa Đường Long) thuộc địa phận thôn Nghinh Tiên, xã Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Chùa được xây dựng trên khu đất liền kề với đình, có khoảng sân chung, nền cách nhau chừng 10m. Chùa hướng Tây nhìn ra cánh đồng. Phía trước chùa có cây hương đá, sau là khuôn viên trồng hoa cây cảnh tạo không gian xanh tươi, thu hút sự ngưỡng mộ của con người với di tích.

LỄ DÂNG HƯƠNG CỦA ĐOÀN ĐẠI BIỂU HỌC SINH, SINH VIÊN DTTS TIÊU BIỂU XUẤT SẮC NĂM HỌC 2023-2024
LỄ KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN MỚI TẠI CHI BỘ BẢO TÀNG TỈNH VĨNH PHÚC
NGÀY 10/10/1954-MỐC SON RỰC RỠ TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ CỦA DÂN TỘC
LỄ DÂNG HƯƠNG CÁC BẬC TIÊN THÁNH, TIÊN HIỀN, DANH NHÂN KHOA BẢNG VÀ TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ "THI ĐÌNH THỜI LÊ - ĐỈNH CAO KHOA CỬ VIỆT NAM"
LỄ DÂNG HƯƠNG CỦA PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN

CHÙA NGHINH TIÊN

(XÃ NGUYỆT ĐỨC, HUYỆN YÊN LẠC, TỈNH VĨNH PHÚC)

Chùa Nghinh Tiên có tên chữ là Đường Long Tự (chùa Đường Long) thuộc địa phận thôn Nghinh Tiên, xã Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Chùa được xây dựng trên khu đất liền kề với đình, có khoảng sân chung, nền cách nhau chừng 10m. Chùa hướng Tây nhìn ra cánh đồng. Phía trước chùa có cây hương đá, sau là khuôn viên trồng hoa cây cảnh tạo không gian xanh tươi, thu hút sự ngưỡng mộ của con người với di tích.

Chùa thờ Phật theo phái Đại Thừa - Bắc tông. Phật giáo từ Ấn Độ được truyền bá vào Việt Nam vào khoảng đầu công nguyên, đến khoảng thế kỷ III với sự xuất hiện của bản Kinh Bát Nhã Ba La Mật thì Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam đã là Phật giáo Đại thừa.

Năm 1994, chùa Nghinh Tiên được Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh theo Quyết định số 872/QĐ ngày 07 tháng 07 năm 1994.

Theo lời kể của nhân dân thì trước kia chùa có quy mô rất lớn. Nhưng trải qua chiến tranh, thiên nhiên tàn phá, kiến trúc cũ không còn. Tuy nhiên qua khảo sát trên cây hương đá có ghi: “Tam Đái phủ, An Lạc huyện, Nghinh Tiên xã – Đường Long Tự… Hoàng triều Chính Hòa vạn vạn niên…”, chúng ta có cơ sở khẳng định chùa Nghinh Tiên được xây dựng vào thời Hậu Lê niên hiệu Chính Hòa thứ nhất (1680). Vì nằm ven sông nên chắc chắn chùa thường xuyên chịu ảnh hưởng của nắng mưa, lũ lụt nên kiến trúc cũ mai một dần. Cũng như đình, chùa mới được làm lại, nền cách chỗ cũ khoảng 50m. Mặc dù kiến trúc nhỏ hơn rất nhiều so với chùa xưa nhưng được tạo dựng khá chắc khỏe, gọn gàng. Tiền đường 3 gian ứng với 3 cửa ra vào, ngoài có hiên rộng, trước hiên xây tường chắn và tạo 5 cửa vòm cuốn đẹp, vừa tránh nắng mưa mà lại còn đón gió được. Kết cấu kiến trúc của tòa này là quá giang gối tường, không có chạm trổ, 3 gian thông suốt. Giữa tòa tiền đường và thượng điện không có sự liên kết bởi các hệ thống xà cột mà xây tường ngăn bít nóc. Từ tiền đường vào thượng điện là 3 cửa nữa, 1 cửa rộng chính giữa và 2 cửa bên. Trên tường cửa chính vẽ hình lưỡng long chầu nguyệt tạo ra sự trang nhã vui mắt. Trong 2 tòa kiến trúc của chùa chứa đựng 15 pho tượng gỗ có kích cỡ khá đồ sộ, được tạc công phu với nghệ thuật cao, kỹ thuật sơn thếp hài hòa đẹp đẽ. Mỗi pho tượng vừa mang tính cách chung lại có đặc điểm riêng rõ nét.

Ngoài ra, chùa Nghinh Tiên còn lưu giữ được một số cổ vật/di vật như: 02 cây hương đá năm Chính Hòa thời Lê (1680), 01 chuông đồng năm Minh Mệnh 4 (1832),…

Do chùa được xây dựng từ lâu nên trải qua thời gian, một số cấu cấu kiện kiến trúc có dấu hiệu xuống cấp. Hiện nay địa phương đã thành lập tiểu ban quản lý di tích để thực hiện việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích.