CHIẾC ÁO - KỶ VẬT CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

CHIẾC ÁO - KỶ VẬT CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

CHIẾC ÁO - KỶ VẬT CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

08:53 - 07/08/2024

Tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay được thành lập trên cơ sở hợp nhất 2 tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên. Trong cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền Cách mạng tháng Tám, năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng, Ban Cán sự 2 tỉnh cùng Mặt trận Việt Minh đã lãnh đạo Nhân dân toàn tỉnh tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Trên địa bàn tỉnh Phúc Yên, chỉ trong vòng 3 ngày từ ngày 18 đến ngày 20/8/1945, cuộc khởi nghĩa đã diễn ra và giành thắng lợi trọn

LỄ DÂNG HƯƠNG CỦA ĐOÀN ĐẠI BIỂU HỌC SINH, SINH VIÊN DTTS TIÊU BIỂU XUẤT SẮC NĂM HỌC 2023-2024
LỄ KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN MỚI TẠI CHI BỘ BẢO TÀNG TỈNH VĨNH PHÚC
NGÀY 10/10/1954-MỐC SON RỰC RỠ TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ CỦA DÂN TỘC
LỄ DÂNG HƯƠNG CÁC BẬC TIÊN THÁNH, TIÊN HIỀN, DANH NHÂN KHOA BẢNG VÀ TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ "THI ĐÌNH THỜI LÊ - ĐỈNH CAO KHOA CỬ VIỆT NAM"
LỄ DÂNG HƯƠNG CỦA PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ VĨNH YÊN

Tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay được thành lập trên cơ sở hợp nhất 2 tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên. Trong cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền Cách mạng tháng Tám, năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng, Ban Cán sự 2 tỉnh cùng Mặt trận Việt Minh đã lãnh đạo Nhân dân toàn tỉnh tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

Trên địa bàn tỉnh Phúc Yên, chỉ trong vòng 3 ngày từ ngày 18 đến ngày 20/8/1945, cuộc khởi nghĩa đã diễn ra và giành thắng lợi trọn vẹn trong toàn tỉnh. Khác với Phúc Yên, cuộc khởi nghĩa ở tỉnh Vĩnh Yên diễn ra ở các huyện xong mới đến tỉnh. Huyện khởi nghĩa và giành ghắng lợi đầu tiên là Lập Thạch ngày 17/8/1945. Tiếp sau là Bình Xuyên ngày 18/8/1945; Vĩnh Tường ngày 21/8/1945; Yên Lạc ngày 22/8/1945; Tam Dương ngày 25/8/1945; thị xã Vĩnh Yên ngày 31/8/1945. Cách mạng tháng Tám trên địa bàn 2 tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên (nay là tỉnh Vĩnh Phúc) thắng lợi khẳng định sức mạnh của quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã phát huy cao độ lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm để giành độc lập tự do cho dân tộc.

Gần 80 năm đã trôi qua nhưng tầm vóc, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị. Những giá trị ấy được hiện hữu và lưu giữ qua nhiều tư liệu, hiện vật, kỷ vật hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc. Mỗi hình ảnh, hiện vật, kỷ vật đều gợi nhớ lại những câu chuyện xúc động, ý nghĩa về dấu son lịch sử chói lọi này. Được trưng bày ở vị trí trang trọng trong hơn 50 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu về cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng Tám, năm 1945 đó chính là chiếc Áo của cụ Trần Thị Du - chiếc áo đã được cụ mặc để tham gia cướp chính quyền tại thị xã Vĩnh Yên, ngày 31/8/1945.

                       

Sưu tập hiện vật nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã sử dụng trong cao trào kháng Nhật và trong cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng Tám, năm 1945.

Cụ Trần Thị Du sinh năm 1913 tại thôn Thuỵ Điền, xã Tân Lập, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Là người yêu nước, sớm được giác ngộ cách mạng, tiếp thu ánh sáng của Đảng từ người chồng của cụ là cụ Lê Doanh (Đảng viên đầu tiên của huyện Lập Thạch). Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa gia đình cụ là cơ sở nuôi dấu cán bộ hoạt động cách mạng về gây dựng cơ sở tại Thuỵ Điền như đồng chí Võ Nguyên Giáp, Đinh Đức Thiện…. Ngày 31/8/1945 cụ Trần Thị Du đã cùng với hành nghìn quần chúng nhân dân trong huyện mang theo cờ đỏ sao vàng rầm rộ kéo về tham gia cướp chính quyền ở thị xã Vĩnh Yên (lúc này cụ Lê Doanh là người dẫn đầu đoàn biểu tình của huyện Lập Thạch). Chiếc áo rất đơn giản được may bằng vải, màu nâu, kiểu áo bà ba xẻ vạt ở 2 bên sườn. Áo cổ tròn, xẻ trước ngực từ cổ áo xuống tận gấu áo, 1 vạt đính cúc, 1 vạt trổ những lỗ nhỏ để cài khuy. Tay áo dài nối với thân ngang đường vai. Hai vạt trước mỗi bên được đáp thêm 2 túi nhỏ hình chữ nhật.

                

Áo - Cụ Trần Thị Du đã mặc để tham gia cướp chính quyền ở thị xã Vĩnh Yên, ngày 31/8/1945.

Chiếc áo được cụ cất giữ rất cẩn thận trong hòm gỗ. Năm 2005, khi đó cụ đã 92 tuổi chân đã yếu, mắt đã mờ nhưng khi được hỏi về chiếc áo và những kỷ niệm về cuộc tổng khởi nghĩa giành chính cách mạng tháng Tám, năm 1945 mắt cụ như sáng hơn, giọng nói rõ hơn. Cụ kể lại tường tận và như sống lại thời khắc lịch sử đó. Cụ đã cất giữ cẩn thận chiếc áo trong 60 năm, năm 2005 bàn giao cho Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc lưu giữ và phát huy giá trị. Đến năm 2018, Bảo tàng tỉnh khánh thành trưng bày giai đoạn II: Lịch sử đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1930 đến nay. Trong số hàng trăm hiện vật hiện đang được lưu giữ tại kho bảo tàng, chiếc áo của cụ Du đã được lựa chọn trưng bày ở vị trí trang trọng nhất trong bộ sưu tập hiện vật nhân dân Vĩnh Phúc đã sử dụng trong cao trào kháng Nhật và trong cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng tháng Tám, năm 1945. Chiếc áo tuy giản dị nhưng có ý nghĩa sâu sắc, minh chứng cho thời khắc nhân dân ta đã vùng lên đập tan xiềng xích nô lệ, thực sự được sống cuộc đời tự do, làm chủ vận mệnh của mình.